4. Cẩm nang xây nhà – Công tác móng, nền hầm, nền trệt
Trong công đoạn này, bê tông sẽ được lót theo thiết kế, cán phẳng bằng thước. Nên xây gạch thay ván khuôn đối với móng dầm giằng. Tiếp theo, cần chú ý tới cốt thép. Chú ý lớp bê tông bảo vệ móng 5cm, dầm móng 3cm.
Nếu cốt thép lớp dưới phương ngắn nằm dưới, phương dài nằm trên. Lớp trên sẽ ngược lại. Lớp trên và lớp dưới thi cong thẳng hàng không cần so le (trừ khoảng hở không đủ để lọt bê tông)
Trước khi đổ bê tông móng cần phải kiểm tra. Định vị chắc chắn sát cột đúng vị trí kích thước và sau khi đổ xong bê tông nên kiểm tra kỹ lại.
Cần kiểm tra kích thước hố móng, dầm móng, tim trục, kích thước khi công tắc cấp pha hoàn thành rồi mới nên triển khai cốt thép.
Chờ móc sắt để thả pan và căn cấp cho vách hầm. Rồi sau đó, chuẩn bị cục kê trước 3 ngày bằng vữa xi măng mác cao hay dùng đá granite.
5. Cẩm nang xây nhà – Vách hầm, ram dốc
Về phần vách hầm, ram dốc cần triển khai hố thang máy trước. Nhớ để mạch ngừng nếu không liền khối xung quanh vách nền hầm đồ cao hơn 100mm.
Khi thực hiện đến bước đổ bê tông vách phải chia 2 đến 3 lần đổ (điều này phụ thuộc vào chiều cao vách và thống nhất trước khi đổ). Mỗi lần đỏ phải giáp vòng quanh chu vi, đằm kỹ vị tri giáp mối nếu muốn đổ lần tiếp theo.
Trong quá trình đổ xong bê tông vách, cần kiểm tra lại độ thẳng đứng của các phương và chỉnh lại để tránh sai lệch (nếu có)
Đối với tấm ngăn nước (Water stop) hãy dùng kẹp sắt để giúp thấm hơn trên mặt 3cm với khoảng cách 500mm. Để nước sẽ không theo thanh sắt vào bên trong hầm tránh việc đổ bê tông không bị lật.
Kiểm tra kích thước thành, mạch ngừng thi công, vị trí chờ ống điện, ống nước trước khi ghép cốp pha mặt thứ 2.
Cốt thép căng nhợ với khoảng cách 8 thanh và 1 dây để bo cho thẳng, sai số về khoảng cách giữa hai thanh nên là 20mm.
Đặt cục kê để đảm bảo lớp bê tông điều này giúp bảo vệ trước khi ghép cốp pha, cốp pha vách ở tầng hầm nên sử dụng ván phủ film (1,220 x 2,420).
Để ý khoảng cách chống đứng dùng pan 60×60, khoan sắt nằm ngang trên sắt hộp 40×80 hoặc 50×100 bẻ xuống. Nên để thời gian tối thiểu để tháo gỡ cốp pha và vách hầm trong vòng 48 tiếng tính từ lúc đổ xong.
6. Cẩm nang xây nhà – Quy trình thi công cột
Một số quy định lấy cao độ trong quá trình thi công nên lưu ý:
– Từ nền BTCT hãy chọn một vị trí lên khoảng 1050mm với cao độ xung quanh cột. Vị trí này tiến hành chuyển cao độ đến các vị trí cột khác bằng máy laser.
– Hoàn thiện tầng trên trừ đi 50mm và chiều cao dầm nên chọn cao độ đổ bê tông ở phần đầu cột
– Cao độ gửi của tầng tiếp theo nên đo từ ô trống cầu thang chuyển lên theo đúng chiều cao tầng trong thiết kế.
Kiến thức xây nhà với phần cốt thép cột:
– Sau khi đã thi công xong phần cốt thép dầm sàn móng. Tiếp theo ta nên tiến hành căng dây lại theo gabari để định vị lại tim cột. Sau đó, hãy cố định xong băng đai theo từng tiết diện cột, tiếp đó tiến hành bo sắt cột. (Chú ý vị trí cột ở cầu thang, nên chừa mỗi bên 2cm để hoàn thiện)
– Thực hiện nối so le nếu số thanh thép trong một mặt dưới 8 thanh. Thép chờ râu tường rồi khoan cấy sika sau. Tương tự như tầng trệt, các tầng tiếp theo trước khi lắp đặt cốt thép hãy xác định lại tim cột bằng cách dùng quả dọi kiểm tra từ cột tầng trệt lên.
Cẩm nang kiến thức xây nhà với cốp pha cột (Áp dụng với cốt có tiết điện 200×300)
Sau khi đã kiểm tra xong phần cốt thép đã theo đúng hồ sơ thiết kế, hãy tiến hành lắp dựng cốp pha cột. Cốp pha cột 3 mặt nên dùng ván ép mới 100% để đóng thành hộp cột, rồi dựng vị trí cột được xác định lên mặt sàn.
Sau đó, kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng quả dọi hoặc máy laser. Định vị cột bằng chống xiên, giằng ngang để tránh vặn cột trong quá trình đổ bê tông nên đóng 2 cây 2 đầu rồi căng nhợ theo hàng để kiểm tra.
Phần bê tông cột, đổ đúng độ sụt 10+2 không được nhão quá vừa đủ dùng thôi. Sau đó đổ đủ cao độ cho 1 nắm tay đá 1 x 2 rải đều trên đầu cột rồi đầm nhẹ.
Trong trường hợp muốn tiết diện cột dưới 200 x 400, dùng pan nẹp 4 mặt cột rồi sử dụng gông sắt gông lại khoảng cách trong khoảng 800 – 1000mm.
Phần đổ bê tông cột với phương pháp thủ công
– Khi đổ bê tông cột phải cần tưới nước vào ván khuôn và vệ sinh sạch sẽ chân chột rồi mới tưới hồ dầu vào chân cột và tiến hành đổ bê tông.
– Chú ý mặt cột đầu tiên gần chân cột cao không quá 500mm. Để đầm cho dễ chống rỗ với vị trí này các mặt trên khoảng 1m.
– Xác định cốt đổ bê tông đến vị trí đáy đà. Sau khi đổ kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột và xịt nước vệ sinh với ván khuôn cột.
– Khi đổ xong bê tông ta chêm sắt trên đầu cột vào đúng tâm. Khi đổ xong bê tông dùng cát lớn (cát bê tông).
DR.HOUSE THIẾT KẾ – THI CÔNG – CẢI TẠO SỬA CHỮA CHO MỌI NHÀ
Dr House sẽ luôn là một địa chỉ tin cậy về thi công cải tạo, thiết kế, sửa chữa và bảo trì. Với 4 tiêu chí TẬN TÂM – UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – ĐẢM BẢO. Luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và sự hài lòng đạt mức độ tốt nhất. Dr.House sẽ luôn có mặt giúp đỡ tận tình và hỗ trợ tư vấn cho khách hàng. Mọi lúc mọi nơi để cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tốt và an toàn đảm bảo nhất.
CAM KẾT TỪ DR.HOUSE VỚI KHÁCH HÀNG
Trao sự tin tưởng, nhận về sự hài lòng, đến với chúng tôi, quý khách sẽ được cam kết:
– Có hợp đồng rõ ràng, quy định chính xác các khoản phí cần thiết để sửa chữa nhà trọn gói
– Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có tâm trong xây dựng
– 100% vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ
– Có bảo hành đầy đủ để khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ
Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Dr. House vẫn luôn hoạt động 24/7; để nhận hỗ trợ về thông tin – nhận báo giá sửa chữa trọn gói. Khách hàng vui lòng liên hệ ngay:
Địa chỉ: 322C Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 090.886.1999
Email: drhouse.vnn@gmail.com
Website: https://drhouse.vn
Website: https://drhouse.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/DrHouse.vnn/