4 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỐNG THẤM CÔNG TRÌNH

Những điều cần biết khi chống thấm công trình

Dù ra đời muộn màng hơn so với các giải pháp kiến trúc khác nhưng chống thấm công trình lại là yếu tố quan trọng quyết định độ bền cho mọi hạng mục xây dựng. Nếu bạn đang cần sửa nhà cũ hoặc hoàn thiện nhà mới, hãy đặc biệt lưu ý đến 7 điều cực kỳ quan trọng về chống chấm dưới đây.

1. Tại sao xảy ra hiện tượng thấm?

Xét trên phương diện lý thuyết, mọi vật liệu xây dựng đều có một khoảng giãn cách (hay còn gọi là các mao quản) ở mức 0.02 – 0.04mm (20 -40 micromet). Khi bề mặt của những vật liệu này phải ngâm nước trong thời gian dài, nước sẽ tiến hành thẩm thấu, bào mòn, mở rộng các mao quản gây ra hiện tượng thấm. Song song với đó, nước cũng tạo ra môi trường ẩm nhiều, thuận lợi cho các loại nấm mốc độc hại phát triển, từ đó hủy hoại liên kết của các vật liệu, tạo ra hiện tượng phân ra, mốc đen mà mắt thường chúng ta có nhìn thấy.

Thấm dột trần nhà có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường

Tại Việt Nam, vấn đề chống thấm công trình là một trong những vấn đề mà các nhà chuyên gia kiến trúc, các nhà thầu thi công xây dựng đặt lên hàng đầu. Nguyên nhân là bởi:

Điều kiện khí hậu tự nhiên

 Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa quanh năm rất lớn, khí hậu có những vùng miền nhiệt độ khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt giữa các mùa trong năm lớn cùng nhiều yếu tố bất lợi về khí hậu đã làm giảm độ bền chắc của vật liệu. Chính yếu tố khí hậu đã thúc đẩy các hiện tượng giãn nở, co ngót đột ngột của vật liệu, làm nứt nở, bong bóc, phá hủy kết cấu và bề mặt vật liệu, khiến cho nước dễ dàng, nhanh chóng xâm nhập và lan tỏa.

Song song với đó, lượng mưa lớn, liên tục quanh năm cũng là yếu tố khiế tình trạng thấm dột xảy ra phố biến ở các công trình xây dựng tại Việt Nam.

Yếu tố địa hình

Hầu hết các khu vực trên đất nước ta, đặc biệt ở TP HCM và các tỉnh phía Nam địa chất mềm, nhiều mạch nước ngầm. Rất nhiều công trình xây dựng được hình thành trực tiếp từ việc san lấp bờ sông, ao hồ… Do đó,nế không xử lý cẩn thận phần móng và các mạch nước ngầm, rất dễ xảy ra hiện tường nứt, giãn nở và hơi nước thấm cao về phía chân của các công trình xây dựng ở phía trên.

Chú ý chống thấm khu vực có mạch nước ngầm

Mạch nước ngầm không được xử lý có thể là thứ phá hủy ngôi nhà của bạn

Yếu tố thói quen của người sử dụng

Hiện nay, hầu hết các căn nhà ở, căn hộ đều được tối ưu hóa các tiện ích: phòng tắm ở mỗi tầng, phòng tắm trong phòng ngủ, đường ống dẫn nước riêng biệt ở các tầng, đầu nối máy giặt… Sự tối ưu hóa này tuy mang đến sự tiện lợi cho người dùng nhưng lại là bài toán nan giải trong việc chốngthấm công trình. Nguyên nhân là bởi với số lượng dường dẫn/thoát nước lớn như vậy, các chuyên gia kiến trúc sẽ phải cân nhắc kỹ càng trong việc sử dụng vật liệu, tiến hành chống thấm.

Trong trường hợp đã xảy ra thấm, quý khách cũng cần phải tính toán một cách chi tiết hệ thống ống dẫn nước ngầm trong tường để có thể xử lý thấm triệt để và ngăn ngừa những rủi ro thấm dột có thể xảy ra khi đường ống đã xuống cấp.

2. Những vị trí nào cần đặc biệt lưu ý khi chống thấm công trình

Với mọi công trình xây dựng, các chuyên gia kiến trúc – thi công và gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý những vị trí sau:

Những nơi phải chịu ảnh hưởng của nước tự nhiên

Nước tự nhiên được phân chia thành 2 nhánh là nước mưa và nước ngầm.

Với nước mưa: chủ cần lưu ý: khu vực mái, tầng thượng (mái, sàn,cột), lô gia, sàn ban công, bể nước nổi, các đường thoát nước mưa tự nhiên…

Với nước ngầm: cần đặc yếu lưu ý tới móng, các chân tường, các tầng hầm chìm trong đất, bể phốt, bể nước ngầm, bể bơi…

Chống thấm công trình xây dựng quanh bể ngầm

Bể nước ngầm là nơi cần đặc biệt lưu ý vấn đề chống thấm, chống rò rỉ nước

Những nơi chịu ảnh hưởng của hệ thống nước sinh hoạt

Để chi tiết nhất, gia chủ cần báo với bên thi công đánh dấu chi tiết các khu vực đi đường ống dẫn nước ngầm trong tường cho cả căn nhà. Bản đồ này sẽ là cơ sở để tiến hành kiểm tra và chống thấm công trình một cách chuyên sâu nếu xảy ra các sự cố thấm dột không mong muốn.

Các vị trí cần chú ý cả với đường cấp nước và đường thoát nước như:

– Khu vực bếp

– Các khu vực WC và lân cận

– Khu vực máy giặt

– Mặt sàn

– Hộp kỹ thuật

Trong đó, những vị trí xung yếu cần phải chống thấm ngay từ khi xây dựng như:

– Nơi tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông (mặt sàn, mặt tường)

– Nơi tiếp giáp giữa sự thay đổi kết cấu của 2 khối xây dựng. Hiểu một cách rõ ràng hơn thì khi gia chủ tiến hành cải tạo lại nhà cửa, xây mới, phân chia lại không gian thì cần tiến hành chống thấm ở vị trí giao thoa giữa những nơi mới – cũ.

Chống thấm công trình ở 2 mặt công trình xây dựng sát với nhau

– Vị trí các cửa cống thoát nước: miệng thoát nước nhà tắm, lô gia, sân thượng, thoát nước lô gia các tầng…

– Vị trí các khu vực chuyển tiếp, đầu nối, lắp đặt van khóa của hệ thống dẫn nước.

– Nhiều vị trí xung yếu khác

Bởi tình trạng thấm sẽ gây ra nhiều lỗi hỏng khác nhau, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của căn nhà nên khi tiến hành xây dựng, gia chủ cần đặc biệt lưu tâm trao đổi với đội ngũ thi công về vấn đề chống thấm. Với nhà mới, việc chống thấm công trình cần được đề cao ngay từ khi đang xây dựng. Còn với các trường hợp nhà cũ, quý khách có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc nâng cấp – hoàn thiện hệ thống chống thấm vốn có của nhà cũ để thêm yên tâm trong quá trình sử dụng.

Đặc biệt lưu ý chống thấm nhà tắm

Khu vực WC – Nhà tắm là nơi cần được đặc biệt chú ý khi chống thấm công trình

3. Chống thâm công trình: cục bộ hay toàn bộ?

Chống thấm cục bộ

Thông thường, vì lý do tiết kiệm chi phí, rất nhiều gia chủ sẽ lựa chọn giải pháp là chống thấm cục bộ. Cách hiểu đơn giản nhất của giải pháp này chính là “thấm ở đâu thì chống ở đó”. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ tiềm ẩn những rủi ro về lâu dài vì không xử lý dứt điểm nguyên nhân gây thấm; từ đó, hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng “thấm ngược” hoặc thấm lan rộng, gây hư hỏng nhiều hơn và tốn kém chi phí, thời gian, công sức cho việc sửa chữa hơn.

>>> Xem thêm: Lưu ý cần biết khi thực hiện chống thấm công trình xây dựng

Chống thấm công trình toàn diện

Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia, xây dựng hàng đầu, thay vì chống thấm cục bộ, trong điều kiện cho phép, quý khách hàng nên tiến hành chống thấm toàn diện. Quy trình chống thấm toàn diện có thể bao gồm những công đoạn sau:

– Thẩm tra, đánh giá khu vực đang xảy ra tình trạng thấm, tìm hiểu nguyên hân

– Xử lý triệt để khu vực đang xảy ra thấm bằng các giải pháp chống thấm công trình chuyên sâu, phù hợp, hiệu quả

– Thẩm định, đánh giá những khu vực lân cận và các khu vực tương đồng: sử dụng cùng loại vật liệu, cùng tuổi thọ sử dụng… và đánh giá tỷ lệ xảy ra tình trạng thấm

– Xử lý, khắc phục, nâng cấp nếu rủi ro xảy ra thấm ở những khu vực tương đồng cao.

– Hoàn thiện lại công trình, xử lý các vết mốc, bong tróc bề mặt, bàn giao lại cho gia chủ căn nhà sáng đẹp như mới.

4. Bí quyết gia tăng độ bền chống thấm của công trình

Để sử dụng công trình bền bỉ và hiệu quả, trong quá trình sử dụng, quý khách hàng cũng có thể áp dụng những mẹo và bí quyết sau đây:

Kiểm tra thường xuyên, định kỳ

Công việc kiểm tra sẽ giúp quý khách hàng nắm được chính xác tình hình ngôi nhà, kịp thời phát hiện những khu vực đã và đang xảy ra thấm, từ đó nhanh chóng lên phương án giải quyết cho phù hợp.

Bên cạnh những khu vực trọng yếu đã nêu trên, gia chủ kiểm tra chống thấm công trình cũng cần chú ý tới các khu vực vữa hồ mỏng, nơi chôn những chân kết cấu hoặc các trang thiết bị sát tường (dây chống sét, hoa sắt, rào chắn ban công…) hoặc nơi đính chân giữ, chân định vị cho tấm lợp mái

Những điều cần biết khi chống thấm công trình

Thường xuyên kiểm tra tu bổ hệ thống chống thấm sẽ tăng tuổi thọ sử dụng của ngôi nhà

Lựa chọn những vật liệu chống thấm công trình phù hợp

Tùy từng điều kiện, vị trí và yêu cầu cụ thể mà các chuyên gia sẽ đề xuất những phương án sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều các giải pháp chống thấm khác nhau được sử dụng như:

– Xi măng chống thấm

– Sơn chống thấm

– Chất liệu chống thấm đặc thù (một loại chất hóa học đặc hữu được pha trộn vào vữa để gia tăng hiệu quả chống thấm).

– Vật liệu chống thấm dân dụng: sàn gỗ chống thấm…

Gia tăng thêm các vật liệu chống thấm công trình tuy có thể làm chi phí đầu tư xây dựng ban đầu tăng cao hơn nhưng bù lại, khách hàng sẽ không phải tốn kém nhiều tiền bạc phí sửa chữa, khắc phục thấm sau này. Đồng thời, quý khách cũng không cần phải lo những bất tiện, bụi bặm, ồn ào, khó chịu phát sinh trong quá trình khoan đục tường để xử lý thấm.

Đừng ngần ngại tìm tới các chuyên gia để được hỗ trợ

Xác định nguyên nhân thấm, xử lý tận gốc, đề xuất các giải pháp phương hướng phòng ngừa tái thấm, tư vấn vật liệu -giá cả… đều là những vấn đề khó khăn mà nếu không chuyên sâu thì quý khách rất khó tự xử lý được hết. Chính vì vậy, trong trường hợp cần được hỗ trợ về chống thấm công trình, quý khách đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với những ekip lâu năm, nhiều kinh nghiệm xử lý thấm dột ở những công trình lớn như Dr House để có đủ thông tin.

Tại TP HCM, Dr House tự hào là một trong số ít những đơn vị thi công – tư vấn thiết kế có trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Nhờ hàng loạt những công trình lớn cùng các đối tác lớn như: Studio Xone FM, Cantavil, SaigonTourist, Phúc Long, Nu Skin, May Skincare& Clinic, Jamona City – Đắc Thủy Hòa Viên… các ekip của Dr House đều giàu kinh nghiệm, chắc chuyên môn, bảo đảm xử lý hoàn hảo các vấn đề chống thấm cho căn nhà của quý khách.

Chúng tôi tự tin cam kết:

 – Sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại và những chuyên gia giỏi bậc nhất để xử lý các vấn đề thấm cho quý khách

– Tư vấn chi tiết, báo giá rõ ràng, hợp đồng công khai minh bạc

– Có chế độ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hợp lý

– Cập nhật tiến độ thường xuyên với gia chủ

– Hỗ trợ thông tin 24/7 để quý khách an tâm với công trìnGửi ngay thông tin các vấn đề chống thấm công trình mà ngôi nhà của quý khách đang gặp phải qua các kênh thông tin sau:

  • Địa chỉ: 322C Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  •  Hotline: 090.886.1999
  •  Email: drhouse.vnn@gmail.com